HACOTAB 1

HỒ NGỌC HÂN

HACOTAB

HỒ NGỌC HÂN

HACOTAB 2

HỒ NGỌC HÂN

HACOTAB 2

HỒ NGỌC HÂN

HỒ NGỌC HÂN

Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Quản lý Nhà hàng - khách sạn: Một ngành nghề hot“mũi nhọn”


Quản lý nhà hàng - khách sạn (NH - KS) được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Học ngành này, học viên không chỉ được đào tạo tay nghề mà còn được cung cấp kiến thức về các lĩnh vực quản trị, tài chính, quan hệ công chúng, quản lý nhân sự...
Anh Trần Khánh Huy - thâm niên làm việc gần 10 năm trong lĩnh vực quản lý NH - KS tại Q.6, TP.HCM khái quát về nghề: “Đó là việc quản lý và tổ chức các hoạt động của NH hoặc KS sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Công việc chính thường bao gồm giám sát hoạt động của các bộ phận (tiền sảnh, nhà bếp, phục vụ phòng…), lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu, chi; quản lý số phòng bán ra và phòng còn trống; chế biến thực phẩm; giải quyết khiếu nại của khách hàng, đào tạo, huấn luyện nhân viên… Ngoài ra, còn rất nhiều việc không tên khác mà người làm quản lý phải giám sát, bảo đảm doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Điều đặc biệt quan trọng là người làm quản lý NH - KS phải có kỹ năng, chiến lược để tiếp thị, thu hút ngày càng đông khách hàng đến với doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao nhất”.
Người làm quản lý NH - KS phải có kỹ năng, chiến lược để tiếp thị, thu hút ngày càng đông khách hàng đến với doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao nhất
Thu nhập của nghề quản lý NH - KS là khá cao, 10 - 18 triệu/tháng đối với những KS cỡ trung, còn ở những KS hạng 3 - 5 sao, thu nhập có thể đạt từ 2.000 USD/tháng trở lên. Bên cạnh đó còn có nhiều khoản thu nhập khác như thưởng doanh thu, đi du lịch nước ngoài, tham gia các đợt tập huấn…Chị Nguyễn Thùy Dung, nhân viên nhà hàng Vườn Cau (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng, nghề quản lý NH - KS thường đem lại khoản thu nhập cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung và có nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, người quản lý phải biết cách lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận cũng như phân công và đôn đốc nhân viên thực hiện. Ngoài ra, họ phải có khả năng truyền nhiệt huyết cho những người xung quanh để tạo nên một tập thể năng động, hiệu quả. Tất nhiên, người quản lý dù tài giỏi cũng khó đương đầu với sức ép và sự căng thẳng của công việc nếu thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của đồng nghiệp. “Không phải ai cũng là nhà quản lý ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào nghề. Rất nhiều quản lý giỏi trong NH - KS hiện nay từng trải qua những vị trí như phục vụ bàn, phụ bếp… Qua trải nghiệm thực tế, tích lũy kiến thức, chuyên môn sẽ giúp người làm quản lý ở NH - KS có thêm nhiều kinh nghiệm để làm việc tốt”, chị Thùy Dung khẳng định.
Nghề quản lý NH - KS đảm nhiệm nhiều công việc với những yêu cầu khác nhau về kiến thức và kỹ năng. Ngành quản lý và điều hành NH - KS là ngành học nhiều từ thực tiễn, cho nên các trường thường cân đối tương xứng giữa giờ lý thuyết và thực hành nhằm mang đến sự thoải mái trong quá trình học cũng như cung cấp cho học viên nhiều kinh nghiệm ngay cả khi họ chưa tốt nghiệp. Khi làm việc, do đặc thù môi trường thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, nhất là người nước ngoài nên bạn cần tích lũy vốn ngoại ngữ để giao tiếp tốt, đồng thời cần tích lũy kiến thức thực tế, nâng cao kỹ năng quản lý.
http://www.hacotab.edu.vn/

Video Hướng Nghiệp


Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

7 bí quyết bạn cần làm ngay để thành công


Mỗi người đều có những quan niệm khác nhau về thành công. Nó có thể là việc ký kết một hợp động làm ăn, hoặc là tạo ra một cuộc sống cân bằng tốt hơn. Hoặc là cải thiện mối quan hệ hay học hỏi những kỹ năng mới.
Thành công không thể đến một chốc một lát, bạn nên thực hiện những điều nhỏ để tạo nên những thay đổi lớn trong đời, bao gồm cả việc thay đổi một số điều trong thói quen hàng ngày, sắp xếp thời gian cho bản thân hoặc liên lạc lại với những người đồng nghiệp cũ
Dưới đây là một vàu gợi ý nhỏ bạn nên làm để tạo nên sức mạnh trong việc thay đổi bản thân để thành công

1, Đặt mục tiêu tuần và mục tiêu tháng
Việc đặt mục tiêu thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được sự uể oải trong sự nghiệp cũng như đời sống riêng. Cách tốt nhất để luôn nhớ đến những mục tiêu là bạn nên viết chúng ra trên bảng, trong điện thoại, máy tính, máy tỉnh bảng, lịch, giấy dán... bất cứ nơi nào mà bạn có thể nhìn thấy chúng thường xuyên. Bằng cách đó bạn có thể tự nhắc nhở và động viên mình thực hiện mục tiêu một cách tốt nhất
bí quyết; thành công
ảnh minh họa
2, Tắt mọi thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ
Các thiết bị điện tử có thể là một khả năng khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. Vì thế hãy rời xa điện thoại, ti vi, máy tính bảng... ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon
3, Không bao giờ ngừng học hỏi
Cho dù đó là tham gia một lớp nhiếp ảnh để tìm ra cách để sử dụng máy ảnh ưa thích của bạn hoặc đi học trở lại để thúc đẩy sự nghiệp của bạn, bạn sẽ không bao giờ ngừng phấn đấu để học hỏi những điều mới - bất kể bạn đang ở đâu trong cuộc sống. Nếu ý tưởng ngồi trong một lớp học một lần nữa mang đến cho bạn lo lắng, tuy nhiên, bạn có thể muốn xem xét một cách tiếp cận mới đối với giáo dục tiên tiến như giáo dục từ xa hoặc các hình thức hiện đại khác.
4, Thay đổi cách giao tiếp
Một cách đơn giản để tăng cường kết nối chuyên nghiệp của bạn bằng cách tiếp cận những người mà bạn đã biết. Có thể đó là một đồng nghiệp cũ, bạn đã không nói chuyện với trong một năm, hoặc ai đó bạn gặp nhau tại một hội thảo, hội nghị, chuyến công tác... Hàng tháng, cam kết liên lạc với ít nhất một người mà bạn chưa từng thấy trong sáu tháng qua. Ai biết được, một tách cà phê với một người quen trong quá khứ có thể dẫn đến một dẫn công việc tuyệt vời.
bí quyết; thành công
ảnh minh họa

5, Dành thời gian cho chính mình mỗi ngày.
Một ngày làm việc liên tục với câc cuộ họp, email, xử lý thông tin, và các tình huống quan trọng khác có thể khiến bạn căng thẳng. Điều quan trọng là dừng lại, hít một hơi thật, và có một thời gian chỉ cho chính mình. Thiết lập thông báo lịch hoặc ngăn chặn "bận rộn" thời gian trong lịch hàng ngày của bạn mà làm cho bạn không có sẵn cho những người khác. Trong thời gian này, bạn có thể đi ra ngoài cho một bữa ăn trưa, đi bộ, làm việc trên một dự án phụ, hoặc thậm chí đọc một cuốn sách. Bất cứ điều gì, hãy chắc chắn để sử dụng thời gian này để nạp lại năng lượng
6, Mở rộng tầm nhìn của bạn.
Hãy cố gắng thoát khỏi vùng an toàn với những thói quen nhàm chán của bản thân bằng cách tìm kiếm những hoạt động tươi mới và đầy đam me. Có thể là hoạt động tình nguyện, từ thiện, học một ngoại ngữ mới, tham gia một môn thể thao mới. Chọn một điều mà bạn đã luôn luôn muốn làm, hoặc một cái gì đó mà bạn thích khi bạn là một đứa trẻ và không bao giờ theo đuổi. Sau đó, bắt đầu nghiên cứu cách bạn có thể làm cho nó xảy ra. Bằng cách mở lòng ra với những kinh nghiệm khác nhau, bạn sẽ thoát khỏi ràng buộc và học những điều mới mẻ về bản thân.
7, Thay đổi môi trường
Hãy nghĩ về những lựa chọn có thể khiến bạn thay đổi môi trường sống cho dù cả việc chuyển đến một nơi ở mới, cải tiến bản thân hoặc xin làm một công việc khác có nhiều thử thách hơn. Hoặc cả việc gửi con cho người thân rồi "trốn" đến nơi nào đó để nghỉ ngơi hoặc có thể tham gia một khóa học "tu tập" lại bản thân. Bạn sẽ ngạc nhiên vì những thay đổi này có thể thay đổi cách nhìn về cuộc sống của bạn như thế nào
Bảo Châu (Theo BI)

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Về đích


Tại sao nhiều bạn học sinh phấn đấu được 12 năm để có thành tích học tập tốt và là tiền đề cho một tương lai tươi sáng mà đến giai đoạn đột phá thì lại không xác định được phương hướng?
Ví dụ: Phó mặc cuộc sống tương lai của mình với vài năm làm công nhân....

Kỹ năng tán gái

ÁP DỤNG "KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN" TRONG "TÁN GÁI"
1. Hãy mở với cô gái việc "hợp tác" của chúng ta sẽ tạo ra miếng bánh size nào ( hạnh phúc, gia đình và vật chất như thế nào) và ...để cô gái chia. Có điên cô gái cũng biết " lương nộp đủ, tối ngủ ở nhà" và... bạn " đồng ý"
2. Đáp ứng thứ mà cô gái cần nhất ( bạn phải tự tìm ra). VD: Thích khen, khen 1000 lần/ ngày, thích ăn kem, cho... 1000 que kem/ ngày; thích tiền, cho... 1000 đ/ ngày...
3. Luôn tôn trọng và hài hước " đội vợ lên đầu trường sinh bất lão "
4. Chủ động đáp ứng những thứ cô gái thích. Đừng để họ phải " đòi hỏi "
Hì hì! Chúc các bạn hạnh phúc!

Chia sẻ tỉ phú


Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.
“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.
Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội... Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.
Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)...
Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.